Để quá trình bốc xếp hàng hóa diễn ra suôn sẻ, an toàn và đúng tiến độ, việc tuân thủ các quy tắc an toàn là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ tai nạn mà còn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Và dưới đây là 10 quy tắc an toàn trong bốc xếp hàng hóa để đảm bảo an toàn được Vận Tải Lefo tổng hợp, giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn và tránh được những rủi ro không mong muốn.
Table of Contents
ToggleVì sao phải học cách bốc xếp hàng hóa an toàn?

Học cách bốc xếp hàng hóa an toàn không chỉ bảo vệ người lao động mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực, cụ thể là:
- Việc thực hiện đúng kỹ thuật giúp đảm bảo an toàn cho nhân công thực hiện, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, từ các chấn thương nhỏ đến những sự cố nghiêm trọng.
- Quy trình bốc xếp an toàn và khoa học giúp tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và sức lực, đồng thời cải thiện năng suất lao động.
- Việc sắp xếp đúng cách còn bảo vệ tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện vận chuyển, nhận trả hàng hóa, giữ vững uy tín với đối tác và khách hàng.
- Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn lao động, an toàn giao thông, giúp doanh nghiệp tránh bị xử phạt, đồng thời xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Xem thêm: Cập nhật quy định chở hàng bằng xe tải mới nhất 2025 và mức xử lý vi phạm
Các yếu tố nguy hiểm khi bốc xếp hàng hóa

Trong thực tế, nếu xếp hàng hóa không cẩn thận, sai các quy tắc an toàn, thì có thể xảy ra nhiều yếu tố nguy hiểm, không chỉ gây hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, mà còn nghiêm trọng hơn là đe dọa đến an toàn của người lao động, nhân công bốc xếp. Dưới đây là 3 yếu tố nguy hiểm thường gặp khi bốc xếp hàng hóa:
1. Hàng hóa tự đổ, ngã
Hàng hóa tự đổ là một trong những nguy cơ thường gặp khi bốc xếp không đúng cách. Điều này xảy ra có thể đến từ việc xếp hàng hóa quá cao, hoặc quá tải. Từ đó, không chỉ làm hư hại hàng hóa mà còn có thể gây chấn thương nghiêm trọng cho người làm việc ở gần khu vực bốc xếp.
Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, hàng hóa có thể đổ bất ngờ mà không có dấu hiệu cảnh báo, khiến việc dự đoán và xử lý trở nên khó khăn.
2. Sạt đổ hàng hóa
Trường hợp sạt đổ thường xảy ra do việc xếp hàng không cân đối về khối lượng, hoặc số lượng. Ví dụ, đặt các thùng hàng nhẹ ở bên dưới và các thùng nặng lên trên dễ dẫn đến tình trạng mất ổn định, khiến hàng hóa bị sụp đổ.
Việc sạt đổ cũng có thể xảy ra khi không sử dụng thiết bị nâng hạ đúng cách hoặc bỏ qua các biện pháp cố định hàng hóa như dây chằng, dây buộc chuyên dụng.
3. Ngã và tai nạn nghề nghiệp trong quá trình bốc xếp
Ngã từ trên cao hoặc va chạm với hàng hóa trong quá trình xếp dỡ là những tai nạn nghề nghiệp nguy hiểm nhất mà không một ai mong muốn xảy ra. Chỉ một phút bất cẩn, người lao động, nhân công thực hiện bốc xếp sẽ có thể trượt chân từ trên kiện hàng cao xuống đất. Hậu quả có thể từ gãy xương cho đến nguy hiểm tính mạng.
Vì vậy, nhân viên nên có thiết bị bảo hộ cá nhân và cần được đào tạo bài bản, khoa học về các quy tắc an toàn khi bốc xếp hàng hóa, để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc.
Xem thêm: Quy định chở hàng cồng kềnh của xe máy, ô tô và các mức phạt 2024
10 quy tắc an toàn trong bốc xếp hàng hóa cần biết để đảm bảo an toàn khi thực hiện

1. Kiểm tra sức khỏe trước khi làm việc
Người lao động cần kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi tham gia vào quá trình bốc xếp hàng hóa. Điều này không chỉ đảm bảo nhân công đủ thể lực để hoàn thành công việc mà còn giảm nguy cơ chấn thương hoặc các vấn đề sức khỏe trong quá trình bốc xếp hàng hóa.
Nếu sức khỏe không đạt yêu cầu, người lao động không nên tham gia bốc xếp để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và đồng nghiệp. Bên cạnh đó, luôn trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ, găng tay, giày bảo hộ để giảm thiểu rủi ro.
2. Xác định trọng tải cho phép của xe hoặc phương tiện cần bốc xếp hàng
Trước khi bốc xếp, hãy đánh giá khối lượng và kích thước của lô hàng để đảm bảo chúng nằm trong giới hạn trọng tải cho phép của xe tải hoặc phương tiện vận chuyển.
Việc xếp hàng quá tải không chỉ làm hư hỏng hàng hóa mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn khi tham gia giao thông, gây ra tình trạng mất cân bằng và nguy cơ sập đổ trong quá trình vận chuyển. Tuân thủ đúng trọng tải cho phép không chỉ đảm bảo hiệu quả làm việc mà còn bảo vệ tính mạng và tài sản.
Xem thêm: Các quy định và nguyên tắc xếp hàng lên xe tải an toàn, hợp lý
3. Sắp xếp hàng hóa cùng tính chất với nhau
Những lô hàng có cùng đặc điểm hoặc tính chất nên được xếp chung một khu vực. Điều này không chỉ giúp việc quản lý, kiểm kê trở nên dễ dàng hơn mà còn đảm bảo hàng hóa được bảo quản trong điều kiện thích hợp.
Ví dụ, các mặt hàng dễ vỡ hoặc thực phẩm đông lạnh cần được phân loại rõ ràng để giảm nguy cơ hư hỏng hoặc sự cố không mong muốn.
4. Sắp xếp hàng hóa theo thứ tự giao nhận
Việc sắp xếp hàng hóa hợp lý theo thứ tự giao nhận là rất quan trọng. Những lô hàng cần giao sớm nên được đặt ở vị trí phía ngoài cùng, để dễ tiếp cận. Trong khi hàng giao sau có thể để ở phía sâu bên trong xe. Cách bố trí này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian khi trả hàng mà còn giảm nguy cơ phải di chuyển nhiều lần, làm xáo trộn hoặc hư hỏng hàng hóa.
5. Sắp xếp hàng nặng ở dưới
Hàng hóa có khối lượng lớn nên được ưu tiên sắp xếp trước, ở phía dưới và đặt gần nhau để tạo sự ổn định cho xe tải khi vận chuyển. Đảm bảo rằng các kiện hàng được cố định chắc chắn bằng dây ràng hoặc thanh chắn để tránh tình trạng trượt, xê dịch trong quá trình vận chuyển.
6. Xếp hàng nhẹ lên trên, cẩn thận với đồ dễ vỡ
Hàng hóa nhẹ nên được đặt trên cùng của lô hàng, tránh tình trạng bị đè bởi các kiện đồ vật nặng hơn. Đối với các mặt hàng dễ vỡ như: Thủy tinh, sành sứ hay thủ công mỹ nghệ, hãy đặt chúng trong các thùng carton chuyên dụng hoặc xếp vào container riêng.
7. Phân bố tải trọng đồng đều trên xe
Việc phân bố tải trọng đồng đều trên xe tải là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự an toàn khi vận chuyển. Nếu hàng hóa bị lệch, hoặc tập trung quá mức ở một phía, nguy cơ lật xe hoặc tai nạn sẽ tăng lên đáng kể.
8. Thống nhất phương án xếp dỡ khi sử dụng phương tiện vận chuyển đặc biệt
Khi vận chuyển hàng hóa bằng: Sà lan, tàu thuyền,… cần thống nhất rõ ràng phương án xếp dỡ với người phụ trách. Đặc biệt, kiểm tra kỹ bên trong xà lan xem có thông thoáng không, nhất là khi vận chuyển các loại hàng hóa chất, hoặc dạng khí, chất lỏng,…
9. Tuân thủ quy trình bốc dỡ từ trên xuống dưới
Trong quá trình bốc dỡ, luôn bắt đầu từ các kiện hàng trên cùng và di chuyển dần xuống dưới. Điều này tránh được nguy cơ sập đổ toàn bộ lô hàng khi cố gắng “rút sàn”. Đồng thời, duy trì hình khối ổn định cho lô hàng giúp việc bốc xếp dễ dàng và an toàn hơn.
10. Cẩn trọng với hàng hóa đặc thù
Đối với các loại hàng hóa đặc biệt như: Bình khí hóa lỏng, khí nén, hóa chất độc hại, xăng dầu,… hãy di chuyển chậm rãi, và tuyệt đối tránh va chạm mạnh. Đồng thời, luôn có sẵn các phương án dự phòng để xử lý nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố rơi vỡ, điều này không chỉ bảo vệ hàng hóa mà còn giảm thiểu rủi ro cho người lao động.
Tuân thủ 10 quy tắc an toàn trong bốc xếp hàng hóa không chỉ giúp bảo vệ an toàn của người lao động mà còn đảm bảo hiệu quả trong công việc và chất lượng hàng hóa. Đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu, không chỉ giảm thiểu rủi ro tai nạn mà còn góp phần xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và bền vững cho doanh nghiệp. Và hy vọng với bài viết trên của Vận tải Lefo, doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về các quy tắc an toàn trong bốc xếp này để ứng dụng vào hoạt động kinh doanh, sản xuất, từ đó, mang lại lợi ích lâu dài cho công ty.