[3 Trường hợp] khi nào doanh nghiệp nên mua nguyên xe tải chở hàng?

[3 Trường hợp] khi nào doanh nghiệp nên mua nguyên xe tải chở hàng?

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại, việc sở hữu phương tiện vận tải riêng để phục vụ nhu cầu giao nhận hàng hóa giúp đảm bảo tính liên và hiệu quả của hoạt động vận chuyển. Các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quản lý thời gian và lịch trình giao nhận. Tuy nhiên, quyết định đầu tư mua xe tải cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy khi nào doanh nghiệp nên mua nguyên xe tải chở hàng? Hãy cùng Vận Tải Lefo tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Lợi ích và hạn chế của việc tự mua nguyên xe tải chở hàng

Trước khi cân nhắc có nên mua nguyên xe tải chở hàng hay không, doanh nghiệp cần biết được những lợi ích khi sở hữu xe tải cũng như những hạn chế để đưa ra được quyết định sáng suốt.

Lợi ích của việc mua nguyên xe tải chở hàng

  • Tiết kiệm chi phí dài hạn: Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cho việc mua xe tải khá lớn, nhưng về lâu dài việc sở hữu xe tải giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí thuê xe, đặc biệt là đối với nhu cầu vận chuyển hàng hóa ổn định, thường xuyên.
  • Chủ động về thời gian và lịch trình vận chuyển: Khi có xe tải riêng, doanh nghiệp có thể tự do chủ động lên kế hoạch và điều chỉnh lịch trình vận chuyển. Thuận tiện cho việc chuyển hàng ngay cả khi có yêu cầu giao gấp hoặc cần vận chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau mà không cần phụ thuộc vào các đơn vị cho thuê xe.
  • Có thể kiểm soát quá trình vận chuyển: Việc sở hữu xe tải cho phép doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn quá trình vận chuyển, từ việc bảo quản hàng hóa đến đảm bảo thời gian giao hàng.
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Xe tải có thể được sử dụng như một phương tiện quảng bá thương hiệu giúp doanh nghiệp tăng cường nhận diện và tạo ấn tượng với khách hàng bằng cách in logo, tên và hình ảnh công ty lên xe sau khi mua xe về.

Hạn chế của việc mua nguyên xe tải chở hàng

  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn: Việc mua xe tải đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể nên có thể gây ra một áp lực tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
  • Chi phí vận hành, bảo trì: Các doanh nghiệp phải chịu các chi phí liên quan đến vận hành bảo trì xe tải bao gồm phí nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa và bảo hiểm.
  • Chi phí nhân sự: Việc tuyển dụng cũng như trả lương cho tài xế và nhân viên vận hành cũng tốn một khoản chi phí đáng kể.
  • Khó khăn trong quản lý: Sở hữu xe riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý để theo dõi điều phối hoạt động vận chuyển một cách hiệu quả, bao gồm việc quản lý lịch trình, bảo trì xe và quản lý nhân sự.

Từ những ưu và nhược điểm trên quý doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng khi lựa chọn mua nguyên xe tải chở hàng. Tuy việc đầu tư xe tải có thể giúp doanh nghiệp chủ động trong vận chuyển và tiết kiệm chi phí, nhưng lại đòi hỏi nguồn vốn ban đầu lớn và các phí phát sinh. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc thuê xe tải chở hàng để giảm gánh nặng về vốn đầu tư, phí bảo dưỡng hay việc quản lý xe. Các công ty vận tải hiện nay cung cấp nhiều hình thức thuê xe linh hoạt như thuê theo tháng, năm hoặc từng chuyến giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn phương án phù hợp với nhu cầu vận chuyển của mình.

>>> Xem thêm: Nên mua hay thuê xe tải chở hàng?

Khi nào doanh nghiệp nên mua nguyên xe tải chở hàng? 3 Trường hợp nên cân nhắc

Việc sở hữu xe tải riêng mang lại sự chủ động trong phân phối hàng hóa, nâng cao chất lượng kinh doanh cũng như tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tránh lãng phí bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu thực tế để quyết định khi nào doanh nghiệp nên mua nguyên xe tải chở hàng. Dưới đây là 3 trường hợp doanh nghiệp nên cân nhắc đầu tư xe tải chở hàng cho riêng mình.

Doanh nghiệp có nguồn vốn dư dả

Việc mua xe tải đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn dồi dào cũng như ổn định, bởi các loại phí khi mua xe tải không chỉ giới hạn ở giá mua ban đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị một loạt các khoản đầu tư dài hạn liên quan đến vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, nhiên liệu và quản lý nhân sự. Tổng chi phí mua xe tải bao gồm:

  • Chi phí mua xe: Đây là khoản đầu tư ban đầu lớn nhất, dao động tùy thuộc vào tải trọng, thương hiệu cùng tính năng của mỗi chiếc xe tải. Ví dụ với các loại xe tải như xe tải hạng nhẹ 1,25 tấn có thể có giá từ 400 đến 500 triệu đồng trong khi xe tải hạng nặng 15-20 tấn có thể lên đến vài tỷ đồng.
  • Chi phí đăng ký, đăng kiểm: Bao gồm lệ phí trước bạ (2% giá trị xe), phí đăng ký biển số, phí đăng kiểm định kỳ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tổng các khoản này có thể lên đến vài chục triệu đồng.
  • Chi phí vận hành: Bao gồm nhiên liệu, lương tài xế, phụ cấp, bảo hiểm hàng hóa và con người, phí cầu đường, bến bãi.
  • Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa: Để đảm bảo xe vận hành an toàn, ổn định kéo dài tuổi thọ, doanh nghiệp cần chi trả cho bảo dưỡng định kỳ (thay dầu máy, lọc nhiên liệu, lốp, ắc quy…) và sửa chữa, thay thế phụ tùng khi hư hỏng.

Với những chi phí trên, có thể thấy việc mua và duy trì hoạt động của một chiếc xe tải đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn mạnh mẽ, ổn định. Đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, có nguồn vốn hạn hẹp cũng như dòng tiền chưa ổn định, việc đầu tư mua xe tải có thể là một quyết định rủi ro. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp nên cân nhắc phương án chọn dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng từ bên ngoài để giảm áp lực tài chính đồng thời tối ưu hóa chi phí.

Doanh nghiệp nên mua nguyên xe tải khi có nguồn vốn dư dả
Doanh nghiệp nên mua nguyên xe tải khi có nguồn vốn dư dả

Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và logistics, xe tải chính là nguồn sinh lợi nhuận quan trọng. Việc sở hữu một đội xe tải chuyên nghiệp, đa dạng về tải trọng, chủng loại sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh đáng kể, cho phép đáp ứng tối đa nhu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng. Cụ thể, việc đầu tư vào đội xe tải mang lại những lợi ích sau:

  • Mở rộng phạm vi phục vụ hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp có thể mở rộng đối tượng khách hàng, từ cá nhân đến tổ chức và đa dạng hóa loại hàng hóa vận chuyển, bao gồm hàng rời, hàng container, hàng quá khổ quá tải,… Bên cạnh đó, có khả năng phục vụ trên nhiều tuyến đường từ nội thành đến liên tỉnh, đường dài để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ: Việc sở hữu đội ngũ tài xế được đào tạo chuyên nghiệp, am hiểu địa hình và có kinh nghiệm xử lý tình huống, đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ an toàn sẽ giúp doanh nghiệp mang đến dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp, an toàn đáng tin cậy góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu, từ đó thu hút khách hàng trung thành.

Tuy nhiên, việc xây dựng một hệ thống xe tải đạt hiệu quả cao trong hoạt động vận tải đòi hỏi doanh nghiệp cần biết cách chọn loại xe vận chuyển phù hợp, tránh gây lãng phí. Chẳng hạn như dùng xe tải lớn để chở hàng nhẹ hay số lượng ít sẽ khiến xe tải không được khai thác hết công suất dẫn đến chi phí vận chuyển tăng cao.

Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải
Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải

Hoạt động kinh doanh đòi hỏi có phương tiện vận chuyển hàng hóa thường xuyên

Trường hợp thứ 3 khi nào doanh nghiệp nên mua nguyên xe tải chở hàng là có hoạt động kinh doanh đòi hỏi sự chủ động và liên tục trong việc vận chuyển. Đặc biệt với các công ty sản xuất, xe tải chính là phương tiện vận tải chính thường xuyên nhất trong việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào đến nhà máy hoặc phân phối sản phẩm đến các điểm bán lẻ.

Việc sở hữu xe tải riêng mang lại sự linh hoạt đáng kể, cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa lịch trình và phương thức vận chuyển, từ đó rút ngắn thời gian giao hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, việc tự quản lý phương tiện vận chuyển cũng giúp giảm thiểu rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Hoạt động kinh doanh đòi hỏi có phương tiện vận chuyển hàng hóa thường xuyên
Hoạt động kinh doanh đòi hỏi có phương tiện vận chuyển hàng hóa thường xuyên

Những lưu ý cần biết khi doanh nghiệp mua nguyên xe tải chở hàng

Khi doanh nghiệp có nhu cầu mua xe tải chở hàng, cần lưu ý kỹ lưỡng những điểm sau:

Xác định rõ loại xe tải phù hợp

Khi đã biết khi nào doanh nghiệp nên mua nguyên xe tải thì việc xác định loại xe tải phù hợp là việc làm vô cùng cần thiết. Thị trường hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, tải trọng cũng như chủng loại xe tải. Do đó, doanh nghiệp cần dựa trên nhu cầu vận chuyển thực tế để đưa ra lựa chọn tối ưu. Việc lựa chọn đúng loại xe tải sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí chi phí đầu tư vào những dòng xe không phù hợp. Để làm vậy bạn cần trả lời các câu hỏi:

  • Loại xe cần mua có đặc điểm thiết kế, công dụng như thế nào? Có các loại thùng xe tải nào? Có cần loại xe chuyên dụng như xe tải đông lạnh không?
  • Tải trọng xe bao nhiêu?
  • Kích thước xe lớn hay nhỏ?
  • Ngân sách dự kiến cho việc mua xe là bao nhiêu?
  • Tần suất vận chuyển hàng hóa là nhiều hay ít?

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mua xe tải chở hàng.

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín

Việc mua xe tại các đơn vị uy tín giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng xe, giá cả hợp lý đồng thời tránh rủi ro bị lừa đảo hoặc mua phải xe kém chất lượng. Doanh nghiệp nên ưu tiên các nhà cung cấp có:

  • Giá bán minh bạch.
  • Chính sách bán hàng rõ ràng.
  • Dịch vụ hậu mãi tốt.

Đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu và mục đích sử dụng

Mặc dù việc sở hữu xe tải mang lại nhiều lợi ích, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu và mục đích sử dụng xe trong hoạt động kinh doanh. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:

  • Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Tần suất vận chuyển hàng hóa.
  • Khối lượng hàng hóa cần vận chuyển.
  • Nếu các yếu tố trên cho thấy việc đầu tư xe tải riêng là không cần thiết, doanh nghiệp nên cân nhắc thuê dịch vụ vận chuyển từ các đơn vị chuyên nghiệp.

Doanh nghiệp cần làm gì để vận chuyển hàng hóa nếu không mua nguyên xe tải chở hàng?

Việc sở hữu một đội xe tải riêng có thể là một khoản đầu tư lớn và không phải lúc nào cũng cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nếu nhu cầu vận chuyển hàng hóa của một doanh nghiệp không quá lớn hoặc không phải là hoạt động kinh doanh cốt lõi, việc bỏ ra một số tiền đáng kể để mua xe tải có thể là một quyết định tài chính không hiệu quả.

Thay vì đầu tư vào việc mua sắm xe tải, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp khi có nhu cầu giao nhận hàng hóa. Giải pháp này không chỉ đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách hiệu quả mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Vận tải Lefo là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đầu hiện nay, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp. Vận tải Lefo cung cấp nhiều loại hình dịch vụ vận chuyển khác nhau từ vận chuyển nội thành đến vận chuyển liên tỉnh toàn quốc. Khách hàng có thể lựa chọn từ các dịch vụ phù hợp nhu cầu cụ thể của mình.

Vận tải Lefo là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đầu hiện nay
Vận tải Lefo là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đầu hiện nay

Bài viết từ Vận Tải Lefo đã cung cấp cho bạn chi tiết về ưu nhược điểm của việc tự mua xe tải để xác định khi nào doanh nghiệp nên mua nguyên xe tải chở hàng. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt và phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.