[Tải về] Mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa đúng theo quy định pháp luật

Mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ được soạn thảo theo quy định pháp luật hiện nay

Doanh nghiệp muốn thực hiện vận chuyển hàng hóa nhưng không biết mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào? Hoặc không tìm được mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa được soạn thảo đúng quy định pháp luật, đầy đủ, chi tiết trên internet? Và băn khoăn về việc nếu thực hiện vận chuyển hàng hóa mà không có lệnh vận chuyển, giấy vận tải, phiếu xuất kho thì có được không, mức phạt thế nào?

Tất cả đều được giải đáp rõ ràng, chi tiết trong bài viết dưới đây của Vận Tải Lefo, bao gồm mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa cùng các giấy tờ liên quan. Giải đáp về việc xử phạt nếu thiếu lệnh vận chuyển hàng hóa khi thực hiện quá trình vận tải.

Giới thiệu về lệnh vận chuyển hàng hóa

Lệnh vận chuyển hàng hóa là gì? Về cơ bản, lệnh vận chuyển hàng hóa là các loại giấy tờ cần thiết mà tài xế phải mang theo khi thực hiện vận chuyển, nhằm xuất trình cho cơ quan chức năng khi cần.

Cụ thể, theo Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Lệnh vận chuyển sẽ được cá cá nhân, tổ chức như: Công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã,… sử dụng nhằm giao nhiệm vụ cho lái xe, người điều khiển phương tiện để thực hiện vận chuyển. Từ đó, đảm bảo quy trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi, đúng với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Thông thường, lệnh vận chuyển hàng hóa sẽ bao gồm các thông tin quan trọng như:

  • Mô tả hàng hóa.
  • Nguồn gốc.
  • Điểm xuất phát và đích đến.

Các thông tin này không chỉ giúp cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra và giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, mà còn ngăn chặn sản phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc hoặc hàng cấm lưu thông trên thị trường. Vì thế, việc chuẩn bị đầy đủ và đúng mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa sẽ giúp quá trình vận tải diễn ra suôn sẻ và đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Xem thêm: Cập nhật mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới nhất 2024.

Lệnh vận chuyển hàng hóa bao gồm các loại giấy tờ nào?

Lệnh vận chuyển hàng hóa bao gồm những loại giấy tờ nào? Hiện nay, lệnh vận chuyển hàng hóa sẽ bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau, thay đổi tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ vận chuyển hàng hóa, phương tiện vận chuyển và nhiều yếu tố khác. Trong đó, các loại giấy tờ cơ bản nhất định cần phải có trong quá trình vận chuyển hàng hóa là:

  • Giấy vận chuyển hàng hóa (Giấy vận tải).
  • Lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ.
  • Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ.

Giấy vận chuyển hàng hóa (Giấy vận tải)

Giấy vận chuyển hàng hóa (Giấy vận tải) là gì?

Giấy vận chuyển hàng hóa (Giấy vận tải) là gì? Đây là loại giấy tờ do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho tài xế mang theo trong quá trình thực hiện vận chuyển hàng hóa lưu thông trên đường.

Cũng theo Điều 47 tại Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, quy định về giấy vận tải (Giấy vận chuyển) như sau:

  • Giấy vận tải (Giấy vận chuyển hàng hóa) do đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải phát hành phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe, tài xế mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường.
  • Trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào giấy vận tải.
  • Sau khi xếp hàng lên phương tiện vận tải và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền), đại diện đơn vị hoặc cá nhân thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào giấy vận tải (Giấy vận chuyển hàng hóa).

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu hợp đồng thuê xe tải vận chuyển hàng hóa mới nhất 2024

Giấy vận chuyển hàng hóa bao gồm những thông tin gì?

Doanh nghiệp lưu ý, nếu giấy vận chuyển hàng hóa không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật thì được xem là không hợp lệ và hoàn toàn không có giá trị pháp lý khi xuất trình đến cơ quan chức năng.

Trong đó, giấy vận chuyển hàng hóa phải được ghi rõ các thông tin theo quy định như:

  • Thông tin về đơn vị kinh doanh và bên thuê dịch vụ (khách hàng).
  • Người điều khiển phương tiện.
  • Hợp đồng vận chuyển.
  • Thông tin về hàng hóa được vận chuyển.
  • Lộ trình vận chuyển.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 52 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về thông tin của giấy vận tải (Giấy vận chuyển hàng hóa) như sau:

  1. “Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: Tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi”.
  2. “Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải”.
  3. “Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này”.

Tải về mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa: Giấy vận tải.

Mẫu giấy vận chuyển hàng hóa được soạn thảo theo hướng dẫn tại phụ lục 28 của Thông tư Thông tư 63/2014/TT-BGTVT
Mẫu giấy vận chuyển hàng hóa được soạn thảo theo hướng dẫn tại phụ lục 28 của Thông tư Thông tư 63/2014/TT-BGTVT

Quy định xử phạt lái xe không mang theo giấy vận tải khi thực hiện vận chuyển hàng hóa

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ: “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”, nếu như lái xe điều khiển phương tiện vận tải mà không mang theo giấy vận tải (giấy vận chuyển hàng hóa) thì bị phạt từ 800.000- 1.000.000 đồng. Cụ thể các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị xử phạt:

  • Điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng.
  • Chở hàng trên nóc thùng xe, hàng vượt quá bề rộng thùng xe hoặc vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe.
  • Chở người trên thùng xe trái quy định. Để người nằm, ngồi trên mui xe, hoặc đu bám bên ngoài xe khi đang chạy.
  • Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo giấy vận tải bằng văn bản giấy theo quy định.
  • Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và hàng chuyên chở) vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30%.

Lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ

Lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ là gì? Hay còn gọi là lệnh điều động vận chuyển hàng hóa nội bộ. Đây là giấy tờ quan trọng để có thể xuất phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ. Được áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa nội bộ, giữa các kho, bãi của cùng một đơn vị kinh doanh.

Nếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa nội bộ, người điều khiển phương tiện không thể xuất trình được loại giấy này cho cơ quan chức năng thì hàng hóa có thể sẽ không đủ điều kiện để xuất ra thị trường và bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Tải về mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa: Lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ (Lệnh điều động vận chuyển hàng hóa nội bộ).

Mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ được soạn thảo theo quy định pháp luật hiện nay
Mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ được soạn thảo theo quy định pháp luật hiện nay

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ là gì? Là một loại chứng từ quan trọng đi kèm theo hàng hóa, làm căn cứ lưu thông trên thị trường. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ sẽ kiêm hai chức năng là: Xuất kho và vận chuyển hàng hóa, theo lệnh của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để chứng minh quá trình vận chuyển hàng hóa này hợp pháp cũng như có sự kiểm soát kho bãi của lực lượng quản lý kho bãi.

Phiếu xuất kho này thường không đi riêng lẻ mà sẽ kèm theo lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ. Từ đó giúp doanh nghiệp kiểm soát được loại hàng hóa, địa điểm xuất kho, tránh tình trạng thất lạc không đáng có.

Tải về mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ (Đúng theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính).

Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ
Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ

Trên đây là đầy đủ thông tin doanh nghiệp cần biết về lệnh vận chuyển hàng hóa cùng các mẫu giấy tờ được Vận Tải Lefo soạn thảo đúng theo quy định pháp luật hiện nay. Hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu thêm về những thủ tục pháp lý khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, tránh những sai sót không đáng có.