Để tối ưu hóa chi phí vận chuyển, đảm bảo an toàn hàng hóa và tuân thủ pháp luật, việc sắp xếp hàng hóa lên xe tải một cách hợp lý là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 5 lý do then chốt cùng những quy định và nguyên tắc cần thiết để thực hiện điều đó một cách hiệu quả. Hãy cùng Vận Tải lefo tìm hiểu chi tiết các quy định và nguyên tắc xếp hàng lên xe tải an toàn, hợp lý.
Table of Contents
Toggle5 Lý do nên sắp xếp hàng hóa lên xe tải một cách hợp lý, an toàn
1. Tận dụng tối đa không gian thùng chở hàng và tải trọng của xe tải vận chuyển
Hiện nay, xe tải được trang bị thùng chở hàng với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau, phổ biến có thể kể đến như: Thùng kín, thùng mui bạt, thùng 2 sàn,… Và với mỗi loại thùng hàng này, đều được thiết kế để phục vụ cho một số loại hàng hóa được vận chuyển nhất định. Ví dụ thực tế, xe tải thùng 2 sàn sẽ có thể xếp chồng hàng hóa lên nhau, từ đó thuận tiện để vận chuyển các loại hàng như xe máy, xe đạp, cây cảnh,…
Bên cạnh đó, hàng hóa cũng cần phải được tính toán để đảm bảo tuân thủ đúng tải trọng của xe tải chở hàng, không được dư thừa, vượt tải trọng cho phép. Tuy nhiên, nếu xếp hàng lên xe tải quá ít so với tải trọng xe thì lại gây lãng phí, tốn kém nhiều tiền bạc, công sức.
Từ đó, việc tính toán trước, ước lượng và bố trí hàng hóa phù hợp để xếp lên thùng xe tải sao cho gọn gàng, tận dụng tối đa không gian, sức tải theo tải trọng cho phép là điều vô cùng cần thiết, tránh phải chia làm nhiều chuyến hàng, giúp tối ưu chi phí, nhiên liệu, thời gian và công sức, cũng như mang đến hiệu quả kinh tế cao nhất.

2. Đảm bảo hàng hóa an toàn xuyên suốt quá trình vận chuyển, không bị hư hại, đổ vỡ
Hàng hóa được xếp lên xe tải phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối khi di chuyển, hạn chế tối đa tình trạng xê dịch, hàng nặng đè ép các hàng hóa nhẹ ở dưới,… từ đó dẫn đến đổ vỡ, biến dạng sản phẩm hoặc các hư hại khó có thể khắc phục khác, gây tổn thất tiền bạc, kinh tế.
Vì vậy, khi xếp hàng lên xe tải, thông thường phải được đảm bảo an toàn bằng cách sử dụng dây buộc hàng nhằm cố định chắc chắn, kết hợp bao bọc bằng thùng carton, mút xốp, hạn chế đặt ở vị trí trống, tránh va đập khi xe tải bị dằn, xóc lúc di chuyển ở các địa hình gập ghềnh, đường xấu, ổ gà,…
3. Giữ trạng thái cân bằng cho xe tải khi di chuyển, đảm bảo an toàn giao thông
Bên cạnh việc đảm bảo an toàn trong bốc xếp hàng hóa, khi xếp hàng lên thùng xe tải hợp lý còn giúp phương tiện giữ được trạng thái cân bằng, không bị lệch về một phía/bên khi vận chuyển. Từ đó, đảm bảo tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ, hạn chế được những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra như: Lật, đổ,… đặc biệt là khi xe tải phải di chuyển qua những cung đường dốc, quanh co, đường đèo hoặc núi.
4. Tạo sự thuận tiện cho việc đưa hàng hóa lên xuống xe khi bốc dỡ
Đối với những chuyến hàng ghép hoặc vận chuyển hàng hóa số lượng lớn, hay xe tải phải trả hàng ở nhiều địa điểm khác nhau, thì việc sắp xếp hợp lý nhằm tạo tạo sự thuận tiện cho quá trình đưa hàng hóa lên xuống xe khi bốc dỡ là điều vô cùng cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và kiểm kê hàng hóa, hỗ trợ quá trình bốc dỡ dễ dàng hơn và tiết kiệm nhiều thời gian, công sức lúc nhận trả hàng.

5. Đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành
Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định chở hàng bằng xe tải rõ ràng về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xếp hàng lên xe tải không đúng quy định trên ô tô và xe tải. Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, mức phạt tiền có thể lên đến 12.000.000 đồng khi chở hàng vượt quá trọng tải và người điều khiển phương tiện có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 05 tháng. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng nếu vận chuyển hàng mà không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không chắc chắn. Và điều khiển xe tải xếp hàng trên nóc buồng lái, làm lệch xe tải.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe tải chở hàng vượt trọng tải cho phép trên 10% đến 30%. Hoặc chở hàng trên nóc thùng xe tải, vận chuyển hàng vượt quá bề rộng thùng xe, vượt phía trước, phía sau thùng hàng trên 10% đối với chiều dài xe.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu chở hàng quá chiều cao xếp hàng cho phép
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu điều khiển xe tải chở hàng vượt trọng tải cho phép trên 150%.
Vì vậy, nếu thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng xe tải, cần đảm bảo hàng hóa được xếp lên xe tải một cách hợp lý, không vượt quá mức tải trọng cho phép và nên tiến hành cố định hàng hóa để đảm bảo an toàn khi di chuyển, tránh bị phạt theo quy định pháp luật.
Quy định và nguyên tắc về sắp xếp hàng lên xe tải
Quy định về sắp xếp hàng lên xe tải theo pháp luật hiện nay
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định hàng hóa xếp trên xe tải phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe khi tham gia giao thông.
Khi xếp hàng lên xe tải vượt quá phía trước và phía sau thùng chở hàng của xe tải thì phải có cờ báo hiệu màu đỏ vào ban ngày, còn trong thời gian ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
Quy định và nguyên tắc chung về xếp hàng trên xe tải
- Phải lựa chọn phương tiện xe tải phù hợp với kích thước, khối lượng hàng hóa vận chuyển.
- Theo quy định chở hàng cồng kềnh không được xếp hàng lên xe tải vượt quá kết cấu chiều cao, rộng và dài của khoang, thùng chứa hàng trên xe tải.
- Thực hiện việc xếp hàng lên xe tải không được vượt quá khối lượng, trọng tải cho phép tham gia giao thông của xe tải. Đảm bảo các quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Phải chở đúng loại hàng hóa theo thiết kế của nhà sản xuất.
- Hàng hóa xếp trên xe tải phải được đặt gọn gàng, xếp dàn đều, không xếp lệch về một phía/bên và chằng buộc chắc chắn, chèn, lót đảm bảo không bị xê dịch theo các phương ngang, phương dọc và phương thẳng đứng.
- Không để rơi vãi gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông
- Không cản trở tầm nhìn của tài xế lái xe
- Không làm mất thăng bằng của xe tải hoặc gây khó khăn cho lái xe khi điều khiển.
- Hàng hóa không được che khuất đèn, biển số đăng ký và các cảnh báo an toàn của xe tải.
- Đối với các loại hàng hóa là: Máy móc, phương tiện giao thông, xe máy, xe đạp điện,… trước khi xếp lên xe tải phải rút hết nhiên liệu ra khỏi bình chứa. Phương pháp xếp các loại hàng hóa này được hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BGTVT.
- Việc xếp hàng lên xe tải đã được đóng gói thành bao, kiện, thùng, cuộn, khối được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Việc xếp các loại hàng hóa nguy hiểm phải được thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Quy định về xếp hàng rời trên xe tải
Cũng theo Thông tư 41/2023/TT-BGTVT, phần phụ lục III việc xếp hàng rời và che phủ hàng rời được hướng dẫn như sau:
- Khi vận chuyển hàng rời như: Cát, sỏi, đá, bụi mịn, vật liệu xây dựng,…. sẽ rất dễ bị gió thổi đi hay rơi vãi khi di chuyển. Vì vậy, phải sử dụng xe tải có thùng chở hàng phù hợp, đảm bảo hàng hóa được che phủ chắc chắn, không bị rơi vãi.
- Chiều cao tối đa của hàng hóa, sản phẩm được vận chuyển phải thấp hơn mép trên thành thùng xe tải.

Quy định về xếp hàng bao kiện trên xe tải
- Hàng hóa có khối lượng nặng hơn, có lớp bao bọc cứng, ổn định được xếp ở phía dưới.
- Kiện hàng có kích thước giống nhau sắp xếp cùng nhau.
- Hàng hóa bị nghiêng, lệch được xếp vào giữa để hạn chế xô lệch trong quá trình vận chuyển.
- Trường hợp giữa các kiện hàng có khoảng cách, phải chèn, lót để chống va chạm, xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp sau khi xếp hàng lên xe tải xong mà vẫn có khoảng trống trong thùng hàng của xe tải thì phải gia cố để cố định hàng hóa.
Quy định về xếp hàng dạng trụ trên xe tải
Việc xếp và cố định hàng dạng trụ trên xe tải được hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BGTVT, cụ thể:
- Hàng hóa dạng trụ được xếp theo phương nằm ngang, phương thẳng đứng hoặc nằm dọc theo chiều dài xe, tùy thuộc vào chiều dài của hàng dạng trụ so với thùng của xe tải. Lưu ý, khi đặt nằm ngang phải xếp đường tâm của chúng theo chiều ngang thân xe tải, vuông góc với thành xe và chèn hoặc chặn bằng các khối chêm.
- Hàng hóa dạng trụ có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng đường kính thì phải được đặt thẳng đứng sao cho trục vuông góc với mặt đáy thùng xe tải.
- Trường hợp hàng hóa dạng trụ có bề mặt trơn nhẵn, khi xếp chồng lên nhau cần sử dụng vật liệu đệm lót giữa các lớp để chống trơn trượt.
- Hàng dạng trụ khi xếp lên xe tải phải được chằng buộc chắc chắn vào thành và phải sử dụng thùng hàng chuyên dụng hoặc sử dụng giá kê, giá đỡ có các thiết bị chêm, để chêm hoặc máng, thiết bị chèn, lót, chằng buộc, gia cố để cố định trên sàn thùng xe, đảm bảo chắc chắn, tránh dịch chuyển.

Quy định về xếp hàng vào Container trên xe tải đầu kéo
Phần phụ lục V kèm theo của Thông tư 41/2023/TT-BGTVT, việc xếp hàng vào công-ten-nơ phải đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc sau:
- Hàng hóa không được vượt quá tải trọng quy định của Container
- Container phải phù hợp với loại hàng hóa được vận chuyển.
- Cần chèn, lót để hàng hóa trong Container không bị xê dịch khi vận chuyển. Đối với hàng hóa là máy móc, sản phẩm có hình dáng phức tạp, khó xác định trọng tâm thì cần làm giá đỡ thích hợp, chèn đệm hoặc buộc cố định vị trí.
- Không buộc quá căng làm tăng áp lực lớn đến các điểm tựa yếu của Container như cửa, vách mặt trước, các cột chống hoặc giá đỡ.
- Sau khi đóng gói hàng và bốc dỡ lên Container thì các bậc chặn cần được chèn vào để chắc chắn hàng hóa và những miếng lót, đệm không bị rơi ra khi mở cửa.
Nguyên tắc sắp xếp các loại hàng hóa thông thường lên xe tải
- Các loại hàng hóa thông thường như: Hàng tiêu dùng, trái cây, hàng tạp hóa, nông sản, nhu yếu phẩm,… thường được đóng gói theo thùng carton dạng hộp vuông hoặc chữ nhật để dễ xếp lên thùng chở hàng.
- Có thể tính toán kích thước hàng hóa và đối chiếu với chiều dài x rộng x cao của thùng xe tải để có phương án sắp xếp hàng hóa hợp lý, tối ưu không gian trong lòng thùng, tránh thừa hoặc thiếu.
- Các thùng, kiện hàng cùng loại và có kích thước đóng gói giống nhau nên đặt xếp chồng lên nhau.
- Hàng hóa có khối lượng nặng xếp bên dưới, nhẹ lên trên.
- Đối với hàng hóa, sản phẩm có bề mặt không phẳng, gồ ghề, khó đóng gói hoặc không có thùng chứa thì nên để vào một góc riêng cho gọn gàng bên trong thùng xe tải.
Cách sắp các vật dụng, đồ đạc trong nhà ở hoặc văn phòng lên thùng xe tải
Trước khi sắp xếp các vật dụng, đồ đạc lên xe tải, cần phân loại các món đồ vật và đóng gói vào các thùng hàng như thùng carton, thùng giấy,… có kích thước phù hợp.
Nếu sau khi xếp tất cả đồ đạc nhà ở, văn phòng lên thùng xe tải mà vẫn còn nhiều khoảng trống, hãy tận dụng các thùng đóng hàng còn thừa để lấp đầy các khoảng trống nhằm mục đích giảm thiểu khả năng hàng hóa bị xê dịch khi di chuyển, gây đổ vỡ, hư hỏng.
Nguyên tắc xếp hàng lên xe tải đối với từng vật dụng cụ thể bạn đọc có thể tham khảo như sau:
- Đồ điện tử: Tủ lạnh, máy giặt, tivi, máy tính, loa, máy lạnh,… và các vật nặng, đắt tiền thì nên đặt để ở phía bên trong, sát cabin bởi đây là vị trí ít bị tác động trong quá trình di chuyển.
- Đối với đồ nội thất: Bàn ghế, sofa, nệm, tủ quần áo và các vật có kích thước lớn khác thì nên để ở vị trí sát 2 bên hông của thùng xe tải. Nên áp phần mặt phẳng của đồ vật (như lưng ghế, phần mặt nằm của nệm, lưng tủ,…) kề vào mặt bên hông thùng xe để giảm sóc.
- Các vật dụng, đồ đạc có khối lượng nặng khác sẽ được đặt giữa lòng thùng xe tải và phần không gian còn lại dành cho các đồ vật nhỏ, nhẹ hơn.

Các lưu ý quan trọng cần phải biết khi xếp hàng lên xe tải để tiết kiệm không gian, đảm bảo an toàn
- Lưu ý lựa chọn đúng loại thùng xe tải với các tiêu chí như: Mẫu mã (thùng mui bạt, thùng kín, thùng lửng, thùng đông lạnh, thùng 2 sàn, thùng chuyên dụng,…), tải trọng, kích thước phù hợp sẽ giúp cho việc vận chuyển diễn ra thuận lợi hơn.
- Nên phân loại hàng hoá theo kích thước, khối lượng và tính chất trước khi xếp hàng lên xe tải.
- Nếu vận chuyển hai chuyến hàng khác nhau, nên sắp xếp các lô hàng cần giao ngay ở đầu, hoặc phía cửa của thùng xe tải để thuận tiện cho việc tháo dỡ và giao nhận hàng hoá.
- Đối với những loại hàng hóa dễ vỡ, hàng chứa chất lỏng cần được đóng gói cẩn thận, đặt ở nơi bằng phẳng không có va chạm, đảm bảo không có vật nặng đè lên và nên được cố định bằng dây chằng buộc.
- Vận chuyển máy móc có chứa nhiên liệu xăng dầu bên trong thì cần rút cạn nhiên liệu trước khi vận chuyển, phòng tránh nguy cơ cháy nổ.
Hy vọng rằng với những thông tin về quy định, nguyên tắc cũng như một số lưu ý quan trọng khi xếp hàng lên xe tải được Vận Tải Lefo (Đơn vị cho thuê xe tải uy tín hàng đầu hiện nay) đã tổng hợp ở trên, các tài xế, chủ xe và doanh nghiệp có thể yên tâm tự mình thực hiện quá trình bốc xếp, tháo dỡ hàng hóa an toàn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ bốc xếp hay dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng TPHCM hoặc dịch vụ vận chuyển hàng hóa TPHCM hãy liên hệ ngay 1800.00.68 để được tư vấn và báo giá chi tiết